Hệ thống kinh doanh dịch vụ và chăm sóc khách hàng
Ngày đăng : 10/06/2022
EVNHCMC tập trung phát triển công tơ đo xa và hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa, ứng dụng các công nghệ tiên tiến về thu thập và khai thác dữ liệu góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý vận hành lưới điện, kinh doanh điện năng và mang lại lợi ích cho khách hàng tốt nhất, là một phần nền tảng xây dựng Lưới điện Thông minh.
1. Hiện trạng và kế hoạch triển khai công tơ đo xa
Tính đến ngày 31/7/2021, EVNHCMC đã lắp đặt được 2.301.623/2.649.407 công tơ đo xa, đạt tỉ lệ 86,87% so với tổng công tơ trên lưới. Dự kiến trong năm 2021, EVNHCMC sẽ hoàn tất lắp đặt 100% công tơ đo xa cho các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP.HCM.
2. Áp dụng công nghệ trong thu thập dữ liệu đo xa
- EVNHCMC đã triển khai xây dựng thu thập thông tin các công tơ đo xa theo mô hình sau:
Để thực hiện hiện được việc thu thập, EVNHCMC đã xây dựng Hệ thống IoT Gateway. Hệ thống được thiết kế theo hướng cân bằng tải, tương tác hai chiều. Thiết bị modem/DCU sau khi thu thập sẽ chuyển dữ liệu về server thông qua một Gateway duy nhất . Gateway sẽ nhận thông tin và chuyển dữ liệu về các kênh socket của server JMS. Phần các kênh socket của server JMS sẽ được mở rộng thêm số kênh socket và tài nguyên tương ứng nhanh chóng khi hệ thống hiện hành tăng tải kết nối modem/DCU.
Người dùng khai thác số liệu qua website IoT Gateway cung cấp hay tương tác đến modem / DCU thông qua các chức năng dịch vụ API tích hợp. Hệ thống với các chức năng chính giúp xử lý nghiệp vụ từ xa như sau:
(1) Đọc số liệu công tơ từ xa tức thời bản tin thông số vận hành tức thời, loadprofile, chỉ số chốt tháng;
(2) Cảnh báo các điểm đo có biến động chuyển tải trên lưới điện;
(3) Định vị điểm đo, modem, DCU tích hợp trên bảng đồ điện tử để người dùng nhanh chóng khoanh vùng phân tích vị trí nếu có trường hợp lỗi xảy ra, Giám sát được tín hiệu sóng của sim, pin dự phòng gắn trong modem 3G/GPRS.
(4) Hỗ trợ cảnh báo tức thời cho đơn vị điểm đo mất kết nối (OFFLINE), điểm đo có kết nối nhưng không thu thập bản tin
(5) Kiểm soát khai báo điểm đo với các hệ thống thông tin khác như CMIS, PMIS, …
(6) Quy hoạch hóa xây dựng chức năng tiện ích để giao tiếp đến thiết bị mà modem/DCU có chức năng ra lệnh hỗ trợ tương ứng để người dùng thao tác nhiều thiết bị cùng lúc, không cần phải kiểm tra ra lệnh từng thiết bị.
(7) Tích hợp các chỉ số U, I, S định mức để cảnh báo vận hành điểm đo (Non/đầy/quá tải, sụp/quá áp, quá/thiếu bù, lệch pha)
(8) Chia sẻ dữ liệu thu thập thông số vận hành, phụ tải, chỉ số chốt tháng đúng với số liệu ghi nhận trên công tơ cho các hệ thống khai thác liên quan như nghiên cứu phụ tải LRS, tiết giảm phụ tải DRMS, chốt số liệu hóa đơn/tổn thất trên CMIS, thể hiện số liệu lên hệ thống GIS, hệ thống tích hợp dữ liệu đo xa MDIS, hệ thống tập trung dữ liệu MDMS...
(9) Ứng dụng các thuật toán AI, Big Data trong việc phân tích dữ liệu.