Đề án nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
Ngày đăng : 10/06/2022
Định hướng nâng cao độ tin cậy giai đoạn 2021-2025
Nhằm tiếp tục cung cấp điện phục vụ khách hàng với dịch vụ ngày một tốt hơn, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng của Thành phố, Tổng công ty Điện lực Tp. HCM đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2021-2025 theo lộ trình nâng cao độ tin cậy cung cấp điện bền vững với các chỉ tiêu chính hướng đến như sau: SAIFI < 0>
Để thực hiện các chỉ tiêu nêu trên, Tổng công ty đã đề ra 05 nhóm giải pháp gồm:
1.Giải pháp về đầu tư xây dựng:
- Triển khai công tác ĐTXD lưới điện theo quy hoạch đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
- Triển khai công tác kiện toàn kết cấu lưới điện theo nguyên tắc chuẩn hóa, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị nhằm tối ưu hóa công tác quản lý và vận hành. Trong đó, rà soát, kiện toàn thiết trí lưới điện cao/trung/hạ thế; nghiên cứu ban hành tiêu chí xây dựng trạm ngắt; phân đoạn tuyến dây trung thế; đóng kết mạch vòng lưới điện hạ thế ngầm, nổi; xem xét phương án thiết trí lắp đặt máy biến áp cách điện khô tại các khu vực tập trung đông người, trên sân thượng tòa nhà...
- Triển khai chương trình ngầm hóa lưới điện giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, lưu ý ngầm hóa các khu vực tập trung đông người như bệnh viện, trường học, chợ, giao lộ, trạm xăng dầu...; nghiên cứu giải pháp ngầm hoá tủ điện hạ thế, trạm biến áp phân phối.
2.Giải pháp về phát triển, hoàn thiện hệ thống lưới điện thông minh:
* Hoàn thiện cấu phần tự động hóa lưới điện
- Vận hành hiệu quả 100% các trạm 110 kV theo mô hình không người trực.
- Hoàn tất xây dựng trung tâm điều khiển xa dự phòng (Site 2); xây dựng phòng trực vận hành hiện đại cho 16/16 Công ty Điện lực.
- Nghiên cứu tiêu chí xây dựng và triển khai thành công 05-10 trạm biến áp số 110 kV (Digital Substation).
- Duy trì vận hành hiệu quả chức năng Mini-SCADA cho 100% lưới điện 22 kV; mở rộng và đưa vào vận hành chức năng FDIR (DAS/DMS) cho tối thiểu 50% tuyến dây 22 kV công cộng; nghiên cứu khai thác có hiệu quả chức năng DMS về tối ưu hoá vận hành lưới điện.
- 100% trạm biến áp phân phối được giám sát vận hành từ xa (có tính năng cảnh báo mất điện tức thời).
* Tiếp tục triển khai hệ thống đo đếm công tơ điện tử từ xa cho 100% số lượng khách hàng.
* Triển khai kế hoạch phát triển điện mặt trời trên mái nhà giai đoạn 2021 - 2025.
* Nghiên cứu thí điểm dự án Microgrid cho phụ tải quan trọng tại TP.HCM.
* Nghiên cứu xây dựng mô hình thông tin chung (Platform) kết nổi các ứng dụng của lưới điện thông minh.
3. Giải pháp về ứng dụng thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo định hướng chuyển đổi số:
- Rà soát, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); triển khai số hóa toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện.
- Áp dụng công nghệ sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến theo điều kiện vận hành (CBM), hướng tới độ tin cậy cung cấp điện (RCM), tiến tới quản lý tài sản toàn diện (Asset Management).
- Thực hiện chuyển đổi số thông qua việc nghiên cứu các công nghệ cốt lõi 4.0 (Big Data, IoT, AI, Data Analytic...) nhằm khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu Ngành Điện; xây dựng các ứng dụng phục vụ hỗ trợ ra quyết định trong công tác vận hành, quản lý lưới điện.
4.Giải pháp về đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến – cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới:
* Thành lập và đưa vào hoạt động mô hình câu lạc bộ Khoa học công nghệ (KHCN) để tạo môi trường giao lưu, trao đổi chuyên môn, thúc đẩy phát triển KHCN.
Lập kế hoạch hàng năm để sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ phát triển KHCN; lấy đội ngũ chuyên gia, kỹ sư ASEAN làm nòng cốt, tập trung vào các hoạt động sáng kiến, đề tài nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, thúc đẩy phát triển ứng dụng 4.0, ...
* Chú trọng ứng dụng các công nghệ tiên tiến của ngành điện thế giới:
- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ vật liệu mới (MBA cao áp cách điện khí, ...); các công nghệ giám sát vận hành thiết bị điện theo thời gian thực (giám sát MBT 110 kV, tủ trung thế, giám sát chất lượng điện năng...).
- Nghiên cứu, trang bị các phương tiện, thiết bị thi công, sửa chữa điện chuyên dụng, hiện đại như xe thi công live-line 110 kV; xe live-line trung thế nhỏ gọn có thể thi công trong ngõ, hẻm; xe bán tải có gàu, xe sửa chữa điện chuyên dụng, xe máy điện...
- Thí điểm và mở rộng mô hình cấp điện linh hoạt (xe phát điện lưu động có tính năng hòa đồng bộ; xe MBA lưu động có tích hợp tủ RMU...).
- Nghiên cứu cải tiến công cụ, dụng cụ, đồ nghề trang bị cho công nhân sửa chữa, thi công lưới điện.
5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Xem xét thành lập bộ phận chuyên trách công tác nghiên cứu phát triển (R&D).
- Tổ chức thi sát hạch nghiệp vụ ứng dụng công nghệ mới, CNTT cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp đon vị.
- Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật theo hướng chuyên nghiệp về: (i) phương tiện thi công, dụng cụ đồ nghề, trang thiết bị bảo hộ lao động; (ii) chuyên môn nghiệp vụ; (iii) tác phong công nghiệp, văn hoá doanh nghiệp.
- Tổ chức các khoá đào tạo chuyên môn sâu trong các lĩnh vực mũi nhọn như tự động hoá, thi công live-line, sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến, ứng dụng 4.0...
- Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế.
Kết luận
Việc nâng cao độ tin cậy là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội cho Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần phát triển bền vững Quốc gia. Trong đó, công tác hiện đại hóa lưới điện, triển khai lưới điện thông minh, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ số là đặc biệt quan trọng. Với tinh thần đoàn kết, thống nhất, Tổng công ty Điện lực TP.HCM tin tưởng sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.